Trong văn hóa sau này Semiramis

Semiramis thường được nhìn nhận theo hướng tích cực trước khi Kitô giáo lên ngôi,[11] mặc dù cũng tồn tại một số quan điểm tiêu cực.[26] Trong thời Trung cổ, bà bị gắn liền với tính lăng loàn và dâm đãng. Một câu chuyện cho rằng bà có mối quan hệ loạn luân với con trai, bào chữa cho điều đó bằng cách thông qua luật để hợp pháp hóa hôn nhân giữa cha mẹ và con cái, và phát minh ra đai trinh tiết để răn đe bất kỳ đối thủ tình cảm cho đến khi cuối cùng bị giết bởi con mình.[27][28] Điều này có thể đã được lan truyền vào thế kỷ thứ 5 bởi cuốn Lịch sử phổ thông của Orosius (Bảy cuốn Sách sử Chống Ngoại giáo), được cho là nằm trong một "cuộc bút chiến chống ngoại giáo". Trong Hài kịch thần thánh, Dante nhìn thấy Semiramis trong số linh hồn của những kẻ dâm đãng trong Tầng địa ngục thứ hai. Tuy nhiên, bà cũng được ngưỡng mộ vì những thành tựu chiến trận và chính trị, và có ý kiến cho rằng danh tiếng của bà đã phục hồi phần nào vào cuối thời Trung cổPhục hưng. Bà được đưa vào Sách về những Thành phố của Phụ nữ của Christine de Pizan (hoàn thành năm 1405), và bắt đầu từ thế kỷ 14, bà thường có tên trong các danh sách nữ của Cửu Vĩ Nhân (Khái niệm thời Trung đại về 9 nhân vật lịch sử, tôn giáo, huyền thoại mang hình tượng Hiệp sĩ lý tưởng).

Semiramis xuất hiện trong nhiều vở kịch và nhạc kịch, chẳng hạn như bi kịch Semiramis của Voltaire, và trong nhiều vở opera riêng biệt với tiêu đề Semiramide bởi Domenico Cimarosa, Marcos Portugal, Josef Mysliveček, và Giacomo Meyerbeer, Pedro Calderón de la BarcaGioachino Rossini. Arthur Honegger đã soạn nhạc một vở "kịch câm ballet" cùng tên của Paul Valéry vào năm 1934, chỉ được phục hồi vào năm 1992 sau nhiều năm bị lãng quên. Trong vở kịch Những chiếc ghế của Eugène Ionesco, nhân vật Bà già được gọi là Semiramis. Bà được Chaucer nhắc đến trong tác phẩm The Craft of Lovers như là "Nữ vương của Babilon",[29] cũng như bởi Shakespeare trong Màn 2 Cảnh 1 của Titus Andronicus và Cảnh 2 của Lời giới thiệu trong The Taming of the Shrew. Semiramis thường được dùng như hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ cai trị và đôi khi phản ánh các tranh chấp chính trị có liên quan đến các nhà lãnh đạo nữ, thường theo hướng bất lợi (ví dụ, để chỉ trích Elizabeth I của Anh). Cũng có khi bà được sử dụng như một ví dụ về một người phụ nữ trị vì có năng lực,[26] như các vị quân chủ quyền lực Margaret I của Đan MạchCatherine Đại đế đều được gọi là Semiramis của phương Bắc.[30][31]